AIAAgency

Ứng viên cần làm gì trước, trong và sau phỏng vấn?

cần làm gì trước trong và sau phỏng vấn
ĐĂNG KÝ NGAY

Bạn muốn tăng 80% cơ hội trúng tuyển khi đi phỏng vấn? Từ việc nghiên cứu cần làm gì trước trong và sau phỏng vấn đến việc luyện tập trả lời câu hỏi, mỗi bước đều quan trọng. Hãy cùng Đại lý Ngoại hạng AIA khám phá những bí quyết giúp bạn tự tin tỏa sáng trong buổi phỏng vấn và để lại ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

Chuẩn bị trước phỏng vấn

Để tự tin bước vào buổi phỏng vấn, việc chuẩn bị kỹ lưỡng là yếu tố quyết định thành công. Vậy, bạn cần làm gì để sẵn sàng cho cuộc phỏng vấn quan trọng này?

Nghiên cứu về công ty và vị trí ứng tuyển

Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao lại có những ứng viên luôn tạo được ấn tượng tốt trong mọi buổi phỏng vấn chưa? Bí quyết nằm ở việc họ đã dành thời gian để tìm hiểu kỹ về công ty. 

Khi bạn hiểu rõ về văn hóa, mục tiêu và thách thức của doanh nghiệp, bạn sẽ tự tin hơn trong việc thể hiện bản thân và chứng minh rằng mình là người phù hợp với vị trí công việc.

Nếu bạn đã dành thời gian tìm hiểu về các sản phẩm, những đối thủ cạnh tranh chính và các dự án mới nhất của công ty,, bạn sẽ dễ dàng đưa ra những câu hỏi thông minh và thể hiện sự quan tâm thực sự đến công việc. Điều này sẽ giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Chuẩn bị CV và hồ sơ ứng tuyển

Để trả lời câu hỏi “cần làm gì trước trong và sau phỏng vấn” thì việc chuẩn bị hồ sơ đầy đủ là điều quan trọng không thể bỏ qua. Hồ sơ xin việc là ấn tượng đầu tiên mà bạn tạo dựng với nhà tuyển dụng. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng hồ sơ của bạn thật hoàn hảo.

  • Kiểm tra kỹ lưỡng CV và thư xin việc: Đảm bảo thông tin chính xác, định dạng chuyên nghiệp và không có lỗi chính tả. 
  • Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ chứng minh: Bằng cấp, chứng chỉ, thư giới thiệu (nếu có) sẽ giúp bạn củng cố thêm những thông tin trong CV và tăng tính thuyết phục cho hồ sơ của mình.

Xem thêm: Đi phỏng vấn cần chuẩn bị gì để thành công? – Bí Kíp 2025

Đọc kỹ bản mô tả công việc chính là chìa khóa quan trọng
Đọc kỹ bản mô tả công việc chính là chìa khóa quan trọng

Luyện tập trả lời câu hỏi phỏng vấn

Luyện tập trả lời câu hỏi phỏng vấn là một bước quan trọng để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn thành công. Dưới đây là một số phương pháp hữu ích để bạn có thể luyện tập hiệu quả: 

  • Nghiên cứu câu hỏi thường gặp: Tìm hiểu về các câu hỏi phỏng vấn phổ biến trong ngành bảo hiểm, chẳng hạn như “Bạn có thể cho biết về kinh nghiệm làm việc của mình?” hoặc “Lý do nào khiến bạn muốn làm việc tại công ty chúng tôi?”. Điều này giúp bạn nắm bắt các chủ đề chính mà nhà tuyển dụng thường quan tâm. 
  • Chuẩn bị câu trả lời: Đối với mỗi câu hỏi, hãy chuẩn bị một câu trả lời rõ ràng, súc tích và liên quan. Sử dụng mô hình STAR (Tình huống, Nhiệm vụ, Hành động, Kết quả) để trả lời các câu hỏi phỏng vấn về kinh nghiệm làm việc một cách rõ ràng. 

Mô hình STAR sẽ giúp bạn trình bày câu trả lời một cách rõ ràng, logic theo các bước sau: 

  • Situation (Tình huống): Mô tả ngắn gọn về sự kiện, dự án, thử thách,… bạn đã trải qua.
  • Task (Nhiệm vụ): Nêu rõ vai trò của bạn trong tình huống đó.
  • Action (Hành động): Chi tiết về những gì bạn đã làm để hoàn thành công việc. 
  • Result (Kết quả): Kết quả đạt được nhờ những hành động của bạn. 

Với STAR, bạn sẽ tự tin hơn khi chia sẻ kinh nghiệm và thuyết phục nhà tuyển dụng.

Ví dụ câu hỏi: Hãy kể về một lần bạn làm việc với một đồng nghiệp khó tính và cách bạn giải quyết tình huống đó

Áp dụng phương pháp STAR: 

  • Situation: Phải hợp tác với một đồng nghiệp thường xuyên chỉ trích ý tưởng của người khác và khó chịu khi bị phản đối. 
  • Task: Nhiệm vụ là đảm bảo dự án được hoàn thành đúng tiến độ và mọi thành viên đều hài lòng với kết quả. 
  • Action: Chủ động tìm cơ hội để trò chuyện riêng với đồng nghiệp đó, lắng nghe quan điểm của họ và tìm kiếm điểm chung. Sau đó, tôi đề xuất một phương án làm việc mới. 
  • Result: Nhờ cách tiếp cận này, đồng nghiệp đó đã mở lòng hơn và tích cực tham gia vào dự án.

Chuẩn bị trang phục và ngoại hình

Trang phục không chỉ là cách bạn thể hiện sự tôn trọng đối với nhà tuyển dụng mà còn là cách bạn xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp của bản thân. Hãy lựa chọn trang phục lịch sự và phù hợp với văn hóa của công ty. 

Nếu bạn ứng tuyển vào một công ty có môi trường làm việc trẻ trung và năng động, bạn có thể chọn những bộ trang phục hơi thoải mái hơn một chút. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng trang phục của bạn vẫn lịch sự và chuyên nghiệp

Chuẩn bị trang phục phù hợp trước phỏng vấn
Chuẩn bị trang phục phù hợp trước phỏng vấn

Trong buổi phỏng vấn

Phỏng vấn không chỉ là nơi để bạn chứng minh năng lực mà còn là cơ hội để bạn tỏa sáng. Ấn tượng ban đầu, kỹ năng giao tiếp và sự tự tin sẽ quyết định thành công của bạn. Vậy bạn cần làm gì trước trong và sau phỏng vấn, đặc biệt là trong phỏng vấn để tạo nên một buổi phỏng vấn thật ấn tượng?

Đến đúng giờ và tạo ấn tượng ban đầu tốt bằng cách chào hỏi

Hãy để lại ấn tượng tốt ngay từ những phút đầu tiên bằng cách đến địa điểm phỏng vấn đúng giờ hoặc sớm 10-15 phút. Thời gian này sẽ giúp bạn quan sát văn hóa công ty, chuẩn bị tâm lý và tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp. Ngoài ra, việc đến sớm còn giúp bạn tránh những tình huống bất ngờ hay rủi ro như kẹt xe, hư xe, lạc đường,.. đảm bảo bạn luôn bình tĩnh, sẵn sàng cho buổi phỏng vấn.

Khi gặp gỡ nhà tuyển dụng, hãy chào hỏi một cách lịch sự và tự tin. Một nụ cười thân thiện chắc chắn có thể tạo nên ấn tượng tích cực. Cách bạn giao tiếp trong những phút đầu tiên sẽ góp phần lớn vào cảm nhận của nhà tuyển dụng về bạn, vì vậy hãy thể hiện sự chuyên nghiệp và nhiệt tình.

Xem thêm: Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn: “Đốn tim” nhà tuyển dụng

Thể hiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả, trả lời rõ ràng 

Cần làm gì trước trong và sau phỏng vấn? Chính là sự tự tin. Tự tin thể hiện kỹ năng là yếu tố không thể thiếu để bạn tỏa sáng trong buổi phỏng vấn. Khi bạn tự tin, giọng nói của bạn sẽ trở nên truyền cảm, cử chỉ của bạn sẽ trở nên tự nhiên hơn. 

Hãy nhớ rằng, nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm những ứng viên tự tin và nhiệt huyết. Vì vậy, hãy hít một hơi thật sâu và bước vào phòng phỏng vấn với một tâm thế thật thoải mái và trả lời thật rõ ràng.

Thể hiện kỹ năng giao tiếp trong khi tham gia phỏng vấn
Thể hiện kỹ năng giao tiếp trong khi tham gia phỏng vấn

Trả lời câu hỏi phỏng vấn, nhấn mạnh kỹ năng và kinh nghiệm

Khi trả lời câu hỏi phỏng vấn, việc nhấn mạnh kỹ năng và kinh nghiệm là rất quan trọng để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Đầu tiên, hãy lắng nghe câu hỏi một cách cẩn thận để hiểu rõ những gì nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Sau đó, bạn có thể sử dụng mô hình STAR (Tình huống, Nhiệm vụ, Hành động, Kết quả) để trả lời.

Đặt câu hỏi thông minh cho nhà tuyển dụng

Phỏng vấn không chỉ là cơ hội để nhà tuyển dụng đánh giá bạn mà còn là cơ hội để bạn tìm hiểu kỹ hơn về công ty và vị trí làm việc. 

Chuẩn bị câu hỏi trước

Việc chuẩn bị một vài câu hỏi thông minh để thể hiện sự quan tâm của bạn là một phần quan trọng trong việc xác định cần làm gì trước trong và sau phỏng vấn để có thể tự tin nhất. 

  • Nhiệm vụ hàng ngày của tôi sẽ là gì? 
  • Những kỹ năng nào là cần thiết cho vị trí này? 
  • Tôi sẽ làm việc cùng với những phòng ban nào?

Thể hiện sự quan tâm đến công ty và vị trí

Việc đặt câu hỏi trong buổi phỏng vấn còn thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến công ty và vị trí ứng tuyển. Khi bạn hỏi về các giá trị cốt lõi của công ty, quy trình làm việc hoặc cách mà nhóm thực hiện dự án cụ thể, điều này cho thấy bạn đã tìm hiểu kỹ lưỡng và thực sự quan tâm đến môi trường làm việc cũng như các cơ hội phát triển tại đây. 

Sau buổi phỏng vấn

Sau khi buổi phỏng vấn kết thúc, quá trình ứng tuyển của bạn vẫn chưa dừng lại. Cách bạn xử lý sau phỏng vấn có thể ảnh hưởng lớn đến cơ hội được nhận việc. Hãy cùng Đại lý Ngoại hạng AIA tìm hiểu những bước chuẩn bị quan trọng sau phỏng vấn!

Gửi thư cảm ơn

Viết thư cảm ơn sau phỏng vấn là một trong những bước cần thiết để thể hiện sự chuyên nghiệp và kỹ năng giao tiếp của bạn. Đặc biệt là khi bạn đang tìm hiểu xem cần làm gì trước trong và sau phỏng vấn.

để trả lời.

Đặt câu hỏi thông minh cho nhà tuyển dụng

Phỏng vấn không chỉ là cơ hội để nhà tuyển dụng đánh giá bạn mà còn là cơ hội để bạn tìm hiểu kỹ hơn về công ty và vị trí làm việc. 

Chuẩn bị câu hỏi trước

Việc chuẩn bị một vài câu hỏi thông minh để thể hiện sự quan tâm của bạn là một phần quan trọng trong việc xác định cần làm gì trước trong và sau phỏng vấn để có thể tự tin nhất. 

  • Nhiệm vụ hàng ngày của tôi sẽ là gì? 
  • Những kỹ năng nào là cần thiết cho vị trí này? 
  • Tôi sẽ làm việc cùng với những phòng ban nào?

Thể hiện sự quan tâm đến công ty và vị trí

Việc đặt câu hỏi trong buổi phỏng vấn còn thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến công ty và vị trí ứng tuyển. Khi bạn hỏi về các giá trị cốt lõi của công ty, quy trình làm việc hoặc cách mà nhóm thực hiện dự án cụ thể, điều này cho thấy bạn đã tìm hiểu kỹ lưỡng và thực sự quan tâm đến môi trường làm việc cũng như các cơ hội phát triển tại đây. 

Sau buổi phỏng vấn

Sau khi buổi phỏng vấn kết thúc, quá trình ứng tuyển của bạn vẫn chưa dừng lại. Cách bạn xử lý sau phỏng vấn có thể ảnh hưởng lớn đến cơ hội được nhận việc. Hãy cùng Đại lý Ngoại hạng AIA tìm hiểu những bước chuẩn bị quan trọng sau phỏng vấn!

Gửi thư cảm ơn

Viết thư cảm ơn sau phỏng vấn là một trong những bước cần thiết để thể hiện sự chuyên nghiệp và kỹ năng giao tiếp của bạn. Đặc biệt là khi bạn đang tìm hiểu xem cần làm gì trước trong và sau phỏng vấn.

Bạn nên viết thư cảm ơn sau buổi phỏng vấn
Bạn nên viết thư cảm ơn sau buổi phỏng vấn

Thời điểm gửi thư

Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ phỏng vấn nhiều ứng viên và thực hiện nhiều công việc khác nhau trong quá trình tuyển dụng. Nếu bạn chờ quá lâu để gửi thư cảm ơn sau buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể quên mất ấn tượng về bạn. 

Vì vậy, hãy gửi thư cảm ơn ngay trong vòng 24 giờ sau cuộc phỏng vấn. Một bức thư được gửi sớm và thể hiện sự chân thành sẽ có khả năng để lại ấn tượng tốt hơn và được đón nhận nồng nhiệt hơn.

Nội dung cần có trong thư cảm ơn

Thư cảm ơn sau phỏng vấn nên có cấu trúc rõ ràng gồm ba phần chính: Mở đầu, nội dung và kết thúc. 

  • Mở đầu: Bắt đầu bằng một lời chào lịch sự, nêu rõ tên công ty và tên của nhà tuyển dụng. Sau đó, giới thiệu về bản thân, vị trí bạn đã ứng tuyển và ngày phỏng vấn. 
  • Nội dung: Nhắc đến buổi phỏng vấn gần đây, nhưng không cần đi vào chi tiết từng bước trong quá trình phỏng vấn. Thay vào đó, hãy chia sẻ những điều bạn đã học được từ cuộc trò chuyện, cũng như đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Đồng thời, thể hiện sự mong muốn được làm việc tại công ty. 
  • Kết thúc: Kết thúc thư bằng lời cảm ơn chân thành đến nhà tuyển dụng và thông báo rằng bạn đang chờ đợi kết quả phỏng vấn.

Theo dõi kết quả

Để đảm bảo không bỏ lỡ cơ hội, ứng viên nên thường xuyên kiểm tra email để cập nhật thông tin mới nhất từ nhà tuyển dụng.

Cách thức và thời gian phù hợp để liên hệ lại

Nếu quá thời hạn mà chưa nhận được thông tin phản hồi, bạn có thể gửi một email lịch sự để hỏi thăm về tiến độ tuyển dụng. Hãy chuẩn bị trước những câu hỏi ngắn gọn, lịch sự để thể hiện sự quan tâm của mình.

Ví dụ: Nếu nhà tuyển dụng hẹn đưa ra quyết định vào ngày 22 của tháng, hãy đợi đến ngày 23 rồi gọi. Nếu bạn gọi vào đúng ngày nhà tuyển dụng dự kiến ra quyết định có thể sẽ gây phiền hà cho họ.

Chuẩn bị cho các vòng phỏng vấn tiếp theo (nếu có)

Nếu bạn nhận được thông báo rằng bạn đã qua vòng phỏng vấn đầu tiên và sẽ có vòng phỏng vấn tiếp theo, hãy bắt đầu chuẩn bị ngay. Nghiên cứu kỹ về công ty, tìm hiểu về các dự án hiện tại và những vấn đề mà công ty đang đối mặt. Đồng thời, ôn lại các kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân để có thể trả lời các câu hỏi phỏng vấn một cách tự tin và thuyết phục hơn.

Rút kinh nghiệm và cải thiện cho các lần phỏng vấn sau

Sau mỗi buổi phỏng vấn, hãy dành thời gian để xem xét lại trải nghiệm của mình. Hãy ghi chép lại những điểm mạnh và điểm yếu trong quá trình phỏng vấn, từ cách bạn trả lời câu hỏi đến khả năng giao tiếp và ấn tượng tổng thể. Sử dụng những nhận xét này để cải thiện cho các lần phỏng vấn sau.

Những sai lầm cần tránh trong quá trình phỏng vấn

Dưới đây là 5 sai lầm phổ biến cần tránh trong quá trình phỏng vấn:

  • Đến phỏng vấn quá sớm

Việc đến quá sớm có thể khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn đang quá háo hức hoặc không biết quản lý thời gian. Không chỉ vậy, việc đợi chờ quá lâu trước buổi phỏng vấn có thể khiến bạn cảm thấy lo lắng, hồi hộp và ảnh hưởng đến tâm lý khi vào phòng phỏng vấn. Tốt nhất bạn chỉ nên đến trước giờ hẹn 10-15 phút.

  • Ăn mặc không lịch sự khi đi phỏng vấn

Cho dù văn hóa công ty có hiện đại đến đâu, trang phục công sở vẫn luôn là lựa chọn an toàn và chuyên nghiệp nhất cho buổi phỏng vấn. Để tạo ấn tượng tốt ngay từ cái nhìn đầu tiên, hãy chuẩn bị trang phục kỹ lưỡng. Đảm bảo quần áo của bạn được ủi phẳng phiu, sạch sẽ và phù hợp với môi trường làm việc.

Nên lựa chọn trang phục phù hợp khi đi phỏng vấn
Nên lựa chọn trang phục phù hợp khi đi phỏng vấn
  • Liên hệ sau cuộc phỏng vấn quá sớm

Việc liên hệ với nhà tuyển dụng ngay sau buổi phỏng vấn có thể khiến họ cảm thấy bị thúc ép. Hãy thể hiện sự tôn trọng bằng cách chờ đợi một thời gian hợp lý. Ít nhất một tuần sau buổi phỏng vấn, bạn có thể gửi email để hỏi thăm về kết quả. Nếu nhà tuyển dụng đã thông báo một khung thời gian cụ thể cho việc thông báo kết quả, hãy kiên nhẫn chờ đợi đến ngày đó.

  • Không thể hiện sự nhiệt tình với công việc

Thái độ là yếu tố quan trọng quyết định ấn tượng đầu tiên của nhà tuyển dụng. Nếu bạn thể hiện sự thiếu nhiệt tình qua giọng nói hoặc ngôn ngữ cơ thể tiêu cực như khoanh tay, ngáp, nhà tuyển dụng có thể cho rằng bạn không thực sự quan tâm đến công việc.

  • Không đưa ra các câu hỏi liên quan đến công việc

Câu hỏi “Bạn có câu hỏi nào không?” là cơ hội tuyệt vời để bạn thể hiện sự quan tâm và tìm hiểu sâu hơn về công việc. Việc không chuẩn bị trước những câu hỏi liên quan có thể khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn thiếu nhiệt huyết. Để tránh tình huống này, hãy dành thời gian nghiên cứu về công ty và vị trí ứng tuyển để đưa ra những câu hỏi thông minh và phù hợp.

Kết luận 

Trong thị trường việc làm cạnh tranh hiện nay, việc chuẩn bị kỹ lưỡng cho mỗi buổi phỏng vấn là điều vô cùng quan trọng. Bằng cách hiểu rõ cần làm gì trước trong và sau phỏng vấn, ứng viên sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh và tăng khả năng thành công. 

Hy vọng với những thông tin mà Đại lý Ngoại hạng AIA cung cấp trong bài viết, bạn có thể chuẩn bị kỹ càng và tự tin hơn khi phỏng vấn. Nếu có thêm bí quyết nào hãy chia sẻ cùng Đại lý Ngoại hạng AIA nhé!