AIAAgency

Cách làm CV cho sinh viên ấn tượng, thu hút nhà tuyển dụng

Cách làm CV cho sinh viên
ĐĂNG KÝ NGAY

Bạn có biết: 75% nhà tuyển dụng chỉ dành 10 giây đầu tiên để quyết định có tiếp tục đọc CV của bạn hay không? Cách làm CV cho sinh viên nào sẽ giúp bạn gây ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên? Đừng lo lắng! Bài viết này Đại lý Ngoại hạng AIA sẽ giúp bạn biến CV từ một bản “tự kể về bản thân” nhàm chán thành một “profile cá nhân” cực xịn xò, marketing bản thân hiệu quả trước nhà tuyển dụng. Không cần template nhàm chán, không cần kiểu cách khô khan – chỉ cần follow theo guide này, bạn sẽ có ngay một CV để đời!

1. CV là gì? Tầm quan trọng của CV đối với sinh viên

cách làm cv cho sinh viên
Định nghĩa CV (Curriculum Vitae) là gì

CV (Curriculum Vitae) là một bản tóm tắt về quá trình học tập, làm việc, kỹ năng và kinh nghiệm của một cá nhân. Đối với sinh viên, CV là công cụ quan trọng để bạn giới thiệu bản thân với nhà tuyển dụng khi xin việc hoặc xin thực tập.

Khi được trình bày chuyên nghiệp, CV không chỉ thể hiện năng lực của bạn mà còn giúp bạn nổi bật giữa hàng loạt ứng viên khác.

Viết một CV ấn tượng có thể ảnh hưởng đáng kể đến khả năng bạn được mời phỏng vấn. Đặc biệt với sinh viên dù chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, một CV được chuẩn bị kỹ lưỡng vẫn có thể thu hút nhà tuyển dụng nếu biết tập trung vào kỹ năng, tiềm năng phát triển và các hoạt động ngoại khóa liên quan.

2. Cách làm CV cho sinh viên ấn tượng, thu hút nhà tuyển dụng

cách làm cv cho sinh viên
Cách làm CV cho sinh viên ấn tượng, thu hút nhà tuyển dụng

Việc viết CV là bước quan trọng đầu tiên trong hành trình tìm việc. Để có một CV thu hút, sinh viên cần chú trọng đến cả nội dung và hình thức, thể hiện rõ mục tiêu và năng lực cá nhân. Dưới đây là những phần không thể thiếu trong cách làm CVcho sinh viên:

2.1 Thông tin cá nhân

cách làm cv cho sinh viên
Cách làm CV cho sinh viên mới ra trường

Phần thông tin cá nhân trong CV của bạn nên ngắn gọn và chính xác, bao gồm:

  • Họ và tên
  • Ngày/ Tháng/ Năm sinh
  • Số điện thoại
  • Email chuyên nghiệp (ưu tiên sử dụng tên thật, tránh các email quá sáng tạo hoặc không nghiêm túc)
  • Địa chỉ (nếu cần thiết)
  • Liên kết mạng xã hội hoặc portfolio (nếu có)

2.2 Mục tiêu nghề nghiệp

Phần mục tiêu nghề nghiệp cần ngắn gọn, súc tích và thể hiện được định hướng của bạn trong công việc. Đối với sinh viên, mục tiêu nghề nghiệp có thể tập trung vào việc phát triển kỹ năng, học hỏi và đóng góp cho công ty. Bạn nên điều chỉnh mục tiêu sao cho phù hợp với vị trí mà bạn đang ứng tuyển. 

Ví dụ:

“Tôi mong muốn có cơ hội phát triển kỹ năng giao tiếp và xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng thông qua công việc Chuyên viên hoạch định tài chính (Financial Planner) hoặc Chuyên viên tư vấn bảo hiểm, đồng thời góp phần gia tăng sự tin cậy của khách hàng đối với công ty AIA bằng những giải pháp bảo hiểm tối ưu và phù hợp nhất.”

2.3 Trình độ học vấn

cách làm cv cho sinh viên
Cách làm CV cho sinh viên thật ấn tượng

Phần học vấn là một yếu tố rất quan trọng đối với sinh viên, bởi vì nó thường là một trong những điểm mà nhà tuyển dụng xem xét đầu tiên. Khi trình bày về học vấn trong CV, bạn hãy chắc chắn liệt kê đầy đủ các thông tin sau:

  • Tên trường đại học/cao đẳng
  • Ngành học và chuyên ngành (nếu có)
  • Thời gian học
  • GPA (nếu đủ tốt, thường từ 7.0/10 hoặc 3.0/4.0 trở lên)

Ngoài ra, nếu bạn đã tham gia các khóa học ngắn hạn hoặc khóa học trực tuyến liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển, hãy mạnh dạn đưa vào CV. Điều này không chỉ thể hiện sự chủ động trong việc học hỏi mà còn chứng minh bạn đang nỗ lực nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh hiện tại, kinh nghiệm từ các công việc part-time cũng là một yếu tố quan trọng giúp nhà tuyển dụng đánh giá sự năng động và tinh thần làm việc của ứng viên. 

Nếu bạn từng làm thêm, hãy đề cập đến những công việc đó, đặc biệt là các công việc giúp bạn phát triển các kỹ năng như giao tiếp, quản lý thời gian, làm việc nhóm hoặc xử lý vấn đề. Điều này chứng minh rằng bạn là một người chủ động, biết nỗ lực và không ngại thử thách. Với một số ngành nghề đặc thù, chẳng hạn như lập trình hay sáng tạo nội dung, đôi khi nhà tuyển dụng còn ưu tiên những ứng viên có năng lực thực tế hơn là bằng cấp.

Cuối cùng, đừng quên bổ sung những tài năng cá nhân vào CV của mình. Nếu bạn có khả năng đặc biệt như đánh đàn, ca hát, nhảy múa hoặc các năng khiếu khác, đây sẽ là điểm cộng giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Những tài năng này không chỉ giúp làm nổi bật tính cách và kỹ năng mềm của bạn mà còn cho thấy bạn là một ứng viên đa năng và đầy sức hút trong công việc.

Kết hợp giữa học vấn, kinh nghiệm làm thêm và tài năng cá nhân sẽ giúp bạn tạo ra một CV toàn diện và nổi bật, dễ dàng chinh phục các nhà tuyển dụng.

2.4 Kỹ năng

Sinh viên thường chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc để đưa vào CV, do đó phần kỹ năng là một cơ hội để bạn thể hiện được thế mạnh của bản thân. Kỹ năng có thể được chia thành hai loại:

  • Kỹ năng cứng: Là những kỹ năng liên quan trực tiếp đến chuyên môn và công việc, ví dụ như tin học văn phòng, thiết kế đồ họa, lập trình, phân tích dữ liệu, ngoại ngữ, v.v.
  • Kỹ năng mềm: Là những kỹ năng liên quan đến giao tiếp, làm việc nhóm, lãnh đạo, giải quyết vấn đề, quản lý thời gian, v.v.

Đối với cách làm CV cho sinh viên, phần kỹ năng nên tập trung vào những kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn bạn đã học được trong quá trình học tập và hoạt động ngoại khóa. Một số kỹ năng phổ biến có thể bao gồm:

  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng làm việc nhóm
  • Sử dụng thành thạo tin học văn phòng (Word, Excel, PowerPoint)
  • Kỹ năng nghiên cứu và phân tích

Hãy đảm bảo rằng các kỹ năng được liệt kê là liên quan đến vị trí mà bạn ứng tuyển.

2.5 Kinh nghiệm/Hoạt động ngoại khóa

cách làm cv cho sinh viên
Cách làm CV cho sinh viên thật ấn tượng

Đối với sinh viên, nếu chưa có kinh nghiệm làm việc, bạn có thể nhấn mạnh vào các hoạt động ngoại khóa, công việc tình nguyện hoặc các dự án học tập có liên quan đến vị trí bạn đang tìm kiếm. Điều này sẽ giúp bạn chứng tỏ khả năng làm việc nhóm, quản lý thời gian và phát triển kỹ năng chuyên môn.

  • Liệt kê tên dự án, công việc và vai trò của bạn
  • Mô tả ngắn gọn về công việc đã thực hiện và những thành tựu đạt được

Ví dụ: “Thành viên Ban tổ chức Ngày hội Sách Trường Đại học ABC – Trách nhiệm: Liên lạc nhà tài trợ, quản lý sự kiện. Sự kiện thu hút hơn 1.000 sinh viên tham gia, huy động được 20 triệu đồng từ nhà tài trợ, và nâng cao nhận thức về văn hóa đọc trong cộng đồng sinh viên.”

2.6 Chứng chỉ

Nếu bạn có các chứng chỉ liên quan đến lĩnh vực mà bạn đang ứng tuyển, hãy liệt kê chúng trong CV. Một số chứng chỉ thường gặp mà sinh viên có thể sở hữu bao gồm:

  • Chứng chỉ ngoại ngữ (IELTS, TOEIC, v.v.)
  • Chứng chỉ tin học (MOS, IC3, v.v.)
  • Chứng chỉ chuyên ngành (Marketing, Google Analytics, v.v.)

Xem thêm: Đi phỏng vấn cần chuẩn bị gì để thành công? – Bí Kíp 2025

3. Một số lưu ý quan trọng khi viết CV cho sinh viên

Để CV của bạn không chỉ đạt yêu cầu về mặt nội dung mà còn gây ấn tượng về hình thức, hãy lưu ý những điểm sau:

3.1 Các lưu ý về nội dung

cách làm cv cho sinh viên
Các lưu ý về nội dung khi làm CV
  • Chỉ đưa vào những thông tin quan trọng và liên quan: CV của bạn không cần quá dài, chỉ khoảng 1-2 trang là đủ. Cố gắng tập trung vào những điểm mạnh và những gì nhà tuyển dụng cần thay vì viết quá nhiều thông tin không liên quan.
  • Tránh lỗi chính tả và ngữ pháp: CV cần thể hiện sự chuyên nghiệp, vì vậy hãy dành thời gian kiểm tra thật kỹ lưỡng để không mắc phải lỗi chính tả hay câu văn lủng củng. Đây là một trong những điểm mà nhà tuyển dụng rất chú ý, đặc biệt đối với những ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm như sinh viên.
  • Sử dụng ngôn ngữ chủ động: Khi mô tả kinh nghiệm hoặc kỹ năng, hãy sử dụng các động từ mạnh như “phát triển”, “hoàn thành”, “tổ chức” để tăng tính thuyết phục.

3.2 Các lưu ý về hình thức

cách làm cv cho sinh viên
Các lưu ý về hình thức khi làm CV
  • Bố cục rõ ràng, dễ đọc: Chia CV thành các phần riêng biệt với tiêu đề rõ ràng. Sử dụng font chữ dễ đọc như Times New Roman, Arial hoặc Calibri và giữ kích thước chữ từ 10-12 pt.
  • Không lạm dụng màu sắc và hình ảnh: Đối với sinh viên, CV nên giữ thiết kế đơn giản, chuyên nghiệp. Bạn có thể thêm một chút màu sắc để làm nổi bật nhưng không nên quá lòe loẹt. Tránh việc chèn ảnh không cần thiết trừ khi được yêu cầu.

Xem thêm: Cách gửi CV qua email ấn tượng và thu hút nhà tuyển dụng

4. Gợi ý các mẫu CV cho sinh viên xin thực tập theo các ngành nghề đang hot

Nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội thực tập, dưới đây là một số gợi ý về cách viết cv xin thực tập phổ biến theo ngành nghề:

  • Marketing: Mẫu CV sáng tạo, nhấn mạnh vào kỹ năng truyền thông, quản lý dự án và kiến thức về các kênh digital marketing.
Xem thêm các mẫu CV cho sinh viên ngành Marketing
Xem thêm các mẫu CV cho sinh viên ngành Marketing
  • Kế toán – Tài chính: Mẫu CV truyền thống, tập trung vào khả năng phân tích, kỹ năng Excel, và kiến thức chuyên môn về tài chính.
Xem thêm các mẫu CV cho sinh viên ngành Kế toán – Tài chính
Xem thêm các mẫu CV cho sinh viên ngành Kế toán – Tài chính
  • Công nghệ thông tin: Mẫu CV hiện đại với các mục rõ ràng về kỹ năng lập trình, các dự án bạn đã tham gia và các chứng chỉ liên quan (CCNA, AWS…).
Xem thêm các mẫu CV cho sinh viên ngành Công nghệ thông tin
Xem thêm các mẫu CV cho sinh viên ngành Công nghệ thông tin
  • Thiết kế đồ họa: Mẫu CV sáng tạo với bố cục linh hoạt, thể hiện được phong cách cá nhân qua cách trình bày và hình ảnh.
Xem thêm các mẫu CV cho sinh viên ngành Thiết kế đồ họa
Xem thêm các mẫu CV cho sinh viên ngành Thiết kế đồ họa
  • Nhân sự: Mẫu CV chuyên nghiệp, nhấn mạnh vào kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống và quản lý nhân sự.
Xem thêm các mẫu CV cho sinh viên ngành Nhân sự
Xem thêm các mẫu CV cho sinh viên ngành Nhân sự

Việc tạo ra một CV ấn tượng và chuyên nghiệp là bước đầu tiên giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Hãy chú trọng cả nội dung lẫn hình thức, đồng thời liên tục cập nhật CV của bạn theo từng giai đoạn và theo yêu cầu của từng công việc. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, bạn chắc chắn sẽ nâng cao cơ hội được tuyển dụng hoặc nhận vị trí thực tập mong muốn.

Cuối cùng, việc nắm vững cách làm CV cho sinh viên không chỉ giúp bạn tạo ấn tượng tốt mà còn mở ra những cơ hội quý giá trong sự nghiệp. Hãy nhớ rằng, CV không chỉ là một tờ giấy giới thiệu bản thân; đó còn là công cụ thể hiện tiềm năng và sự nghiêm túc của bạn trong hành trình tìm kiếm việc làm.